Cách tiêu diệt cái ghẻ phổ biến Cái_ghẻ

Để điều trị bệnh ghẻ, điều tiên quyết cần làm là phải loại bỏ tuyệt đối cái ghẻ và trứng ghẻ. Do mức độ sinh sản và phát triển của chúng khá nhanh, đồng thời khả năng lây lan dễ dàng nên việc một thành viên trong tập thể điều trị khỏi nhưng những người còn lại vẫn còn ký sinh trùng thì bệnh cũng không được xem là dứt điểm.

Do đó, điều trị bệnh phải tiến hành cho tập thể mắc bệnh, phòng tránh tình trạng tái lây nhiễm. Thông thường, thời gian để bệnh tái phát sau điều trị sẽ rơi vào khoảng 3 tuần. Đây là thời gian trung bình để trứng ghẻ sót lại trên da nở thành ấu trùng và phát triển thành ghẻ trưởng thành, hoặc lây lan cái ghẻ từ người xung quanh.

Chính vì thế, bạn và mọi người cần cùng nhau loại bỏ cái ghẻ để ngăn ngừa nguy cơ lây nhiễm. Có rất nhiều biện pháp để điều trị bệnh ghẻ, tiêu diệt cái ghẻ. Người bệnh chỉ mất 2 – 7 ngày điều trị liên tục đã nhận thấy những biến chuyển tích cực của bệnh. Các nguyên tắc để loại bỏ loại ký sinh trùng này là:

  • Sớm nhận biết triệu chứng, sau đó điều trị ngăn ngừa ngay tình trạng sinh sôi, phát triển của sarcoptes scabiei.
  • Điều trị theo tập thể nếu trường hợp bệnh nhân sống trong môi trường có đông thành viên.
  • Sử dụng thuốc bôi ngoài da, dạng xịt, uống theo chỉ định điều trị của bác sĩ.
  • Thuốc bôi có thể sử dụng liên tục nhiều lần, nên vệ sinh da thật sạch trước khi bôi thuốc trực tiếp lên vùng da cần điều trị.
  • Thuốc bôi có thể phải sử dụng liên tục 2 tuần, dù cơn ngứa đã qua đi nhưng người bệnh được khuyến cáo tiếp tục bôi thuốc. Bởi, đây là biện pháp nhằm phòng tránh tình trạng sót lại trứng cái ghẻ khiến bệnh tái nhiễm.
  • Người bệnh hạn chế việc kỳ, chà xát vùng da đang bị ghẻ, ngăn nguy cơ da bị nhiễm trùng, bội nhiễm nguy hiểm.

Ngoài điều trị trên cơ thể, người bệnh nên chú ý vệ sinh sạch sẽ không gian sống, dụng cụ cá nhân, quần áo, khăn màn,…để loại bỏ tuyệt đối ký sinh trùng gây bệnh ghẻ. Bên cạnh đó, hạn chế sử dụng chung đồ dùng với người khác, cách ly bản thân khi mắc bệnh để tránh lây lan cho người xung quanh.


Bài viết liên quan đến lớp Hình nhện này vẫn còn sơ khai. Bạn có thể giúp Wikipedia mở rộng nội dung để bài được hoàn chỉnh hơn.
  1. D. B. Pence & E. Ueckermann (2002). “Sarcoptic mange in wildlife” (PDF). Scientific and Technical Review of the World Organisation for Animal Health. 21 (2): 385–398. PMID 11974622.
  2. Orkin, M. (ngày 25 tháng 8 năm 1975). “Today's Scabies”. JAMA. 233 (8): 882–885. doi:10.1001/jama.1975.03260080044019. PMID 1173898. Truy cập ngày 30 tháng 11 năm 2012.